Việc chọn ngành học cũng như chọn việc làm, liên quan tới những kỳ vọng tài chính và sự phát triển năng lực lâu dài, do vậy, sự lựa chọn này cần được cân nhắc nghiêm túc.
SAI LẦM THƯỜNG GẶP
– Không biết mình thích gì, có năng khiếu về gì, không hiểu bản thân mình.
– Chọn trường/ ngành theo mong muốn áp đặt của bố mẹ, theo truyền thống gia đình, do có ô dù sẵn, không cần lo nơi chốn sau này
– Chọn theo đám đông, theo trend, theo bạn bè, theo người yêu…
– Chọn nơi an toàn, dễ học, nhiều công việc liên quan
– Chọn nghề “HOT” mà không xem xét năng lực của mình
– Chọn theo may rủi, tin nghe bói toán, theo phong trào
– Không có sự tham khảo nghiên cứu thị trường lao động
– Không tinh toán tới điều kiện, nguồn lực của bản thân, gia đình
– Không có tinh thần, trách nhiệm với quyết định của mình
…
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐÚNG?
– Xác định sở thích, đam mê, năng khiếu, mục tiêu của mình
– Xác định năng lực bản thân và các nguồn lực
– Xác định lộ trình cho mình (đi học hay đi làm trước rồi đi học sau, học ở mức độ nào, trong bao lâu…)
– Xác định con đường, cách thực hiện: đi học, đi làm, làm chủ, làm thuê…
– Nghiên cứu các trường, công việc mình lựa chọn: lĩnh vực, nơi chốn, chi phí, lợi ích, chi phí cơ hội…
– Nghe lời khuyên từ người đúng đắn, người có chuyên môn, có kinh nghiệm, cập nhật thông tin thị trường, hiểu về năng lực và nguồn lực của bạn.
…
Bonus:
Từ kinh nghiệm của tôi thì tôi thấy lớp 12, đa số đều chẳng biết thi trường quái gì đâu, tôi thì tôi ở miền núi, hồi đó no phone, no internet. Nhưng bây giờ, các bạn học sinh ở thành phố điện thoại Ip8 4G cả ngày thì vẫn bị rơi vào tình trạng mơ hồ như bình thường. Các bạn sinh viên sắp ra trường cũng không ít bạn như vậy. Người đi làm 5-7 năm vẫn phải hỏi “Chuyển việc gì, có nên đổi nghề không”. Điều này là quá phổ biến.
Các bạn lớn thì tự chịu trách nhiệm, còn các bạn học sinh, sinh viên thì các bạn có quyền hỏi, tham khảo người có kinh nghiệm. Các bạn cần thiết phải làm như vậy.
Và các phụ huynh, giáo viên cũng phải thể hiện được đúng vai trò của mình trong trường hợp này. Hãy tương tác và đồng hành cùng các bạn nhỏ trong giai đoạn chuyển đổi của các bạn ấy.
Vân D.