Full Stack Developer hiện đang là xu hướng thịnh hành trong giới công nghệ thông tin. Không quá bất ngờ khi hiện nay có vô số khóa học cả trực tiếp lẫn online chuyên đào tạo Full Stack Developer. Vậy thực chất Full Stack Developer làm những gì và làm thế nào để có thể đạt được vị trí đáng mong đợi này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết mọi thông tin liên quan đến Full Stack Developer ngay sau đây.
Full Stack Developer là gì?
Full stack Developer là cụm từ thường xuyên xuất hiện trong cộng đồng lập trình viên. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những người có sự hiểu biết trực quan cũng như nắm vững kiến thức về cả front-end và back-end. Đồng thời, các lập trình viên cấp cao này đều thành thạo các best practices và khái niệm. Hầu hết các Full stack Developer đều có khả năng code cho tất cả các thành phần hệ thống.
Full stack Developer xu hướng thịnh hành trong giới công nghệ thông tin thời đại mới
Nói cách khác, Full stack Developer là một nhà phát triển toàn năng, có kiến thức và kinh nghiệm về phần cứng, phần mềm cũng như nắm vững hệ thống ngôn ngữ lập trình. Những người này chính là tài nguyên tuyệt vời trong việc xây dựng và phát triển website.
Full stack Developer làm những gì?
Full stack Developer là người có thể đảm nhận mọi vai trò liên quan đến frontend và backend của ứng dụng. Có nghĩa rằng người này vừa làm việc với phần người dùng thấy được, tương tác được và cả phần ứng dụng xử lý logic, tương tác cơ sở dữ liệu, cấu hình máy chủ… Đồng thời lập trình viên Full stack Developer có thể tiến hành tất cả các công việc liên quan đến Server, Database, Frontend, Backend, UX, UI:
- Với vốn hiểu biết sâu rộng về phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, thiết lập môi trường hệ thống… cho phép đảm nhận công việc liên quan đến Sever, mạng, và hosting
- Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL), sử dụng thành thạo các hệ quản trị CSDL (MySQL, SQLServer, NoSQL,…) cũng như viết tốt các lệnh truy vấn
- Sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ server-side như Ruby, Python, PHP, Java, C# … để viết các ứng dụng lập trình hoặc dịch vụ web. Công việc này liên quan đến API/ Back-end code.
- Sử dụng thành thạo và chuyên nghiệp các frameworks như Bootstraps, Jquery, Angular JS…
- Giao tiếp và thu thập yêu cầu từ phía khách hàng (Client work) bằng việc tạo lập các tài liệu kỹ thuật
Làm thế nào để trở thành Full Stack Developer?
Có thể thấy, Full stack Developer là những người có vốn kiến thức sâu rộng về lập trình cũng như nắm vững về Internet, CSDL, User Interface, API, Bảo mật… Chính vì thế, để có thể trở thành một Full stack Developer chuyên nghiệp, lập trình viên cần linh hoạt trong việc học tập, bồi dưỡng và tiếp nhận:
- Chủ động học tập về các ngôn ngữ lập trình là bước khởi đầu căn bản nhưng không kém phần quan trọng. Trước tiên, cần nắm bắt và thông thạo về Frontend, bao gồm HTML5, CSS3 và Javascript
- Học ngôn ngữ lập trình Backend là ưu tiên hàng đầu không thể bỏ qua. Cần nắm vững cả frontend và backend vì đây là yêu cầu tối thiểu của một Full stack Developer
- Cần nắm vững cách sử dụng công cụ quản lý code như: Git, SVN, Mercury,…
- Chuẩn bị nền tảng kiến thức về việc xây dựng, tạo lập CSDL để lưu trữ thông tin cho sản phẩm
- Học hỏi và bổ sung các kiến thức liên quan đến tên miền cho website, hosting hoặc server chứa source-code
- Cần biết cách quản trị server như: cài đặt hệ điều hành hay cài đặt các phần mềm khác trên server
- Biết cách tối ưu các công cụ tìm kiếm (SEO) là một lợi thế vì vậy hãy bắt đầu tìm hiểu thêm về chủ đề này để rút ngắn quá trình trở thành Full stack Developer
Full stack Developer có những lợi thế nào?
Hiện nay, Full stack Developer đang là xu hướng dẫn đầu trong top những công việc đáng mơ ước của lập trình viên. Vậy vì sao vị trí này lại được nhiều người nhắm đến như vậy?
- Trước tiên, Full stack Developer có cơ hội nghề nghiệp rộng hơn so với những lập trình viên khác. Với vốn kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu rộng, Full stack Developer có thể đáp ứng nhiều vị trí quan trọng khác nhau.
- Mang lại thu nhập cao hơn so với các vị trí khác. Full stack Developer có trình độ và kỹ năng chuyên môn cao, có khả năng đảm nhận nhiều công việc, vì vậy hậu đãi cho vị trí này không hề nhỏ
- Con đường thăng tiến được mở rộng tuyệt đối. Những Full stack Developer vốn có cái nhìn bao quát về hệ thống cũng như lập trình, chính vì vậy phát triển lên thành Team Leader, Product Manager hay Software Architect… không phải là vấn đề quá khó khăn với những người ở vị trí này.
- Có thể tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn. Công việc của một Full stack Developer đòi hỏi phải thành thạo nhiều lĩnh vực, am hiểu nhiều kiến thức chuyên môn. Và đây là cơ hội tốt cho những lập trình viên trẻ học tập, tích lũy kinh nghiệm cho sự phát triển trong tương lai
Tổng kết
Full stack Developer là gì? Full stack Developer là những gì và làm thế nào để có thể trở thành một Fullstack Developer chuyên nghiệp? Bài viết đã chia sẻ ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu phía trên. Hy vọng những thông tin này có thể cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích và thiết thực.