Lập trình Web hiện đang là công việc đáng mơ ước của rất nhiều người. Đặc biệt có thể thấy số lượng sinh viên đầu ra trường công nghệ thông tin ngày càng tăng. Nguồn nhân lực có trình độ và dồi dào này đang ngày ngày theo đuổi bước đi của công nghệ. Và một trong số đó có rất nhiều người mơ ước trở thành một Web Developer chuyên nghiệp. Vậy Web Developer làm những gì? Lộ trình nghề nghiệp Web Developer ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.
Web Developer làm những gì?
Hiện nay Web Developer không còn là một nghề quá mới lạ, tuy nhiên đây lại là nghề có mức lương rất hậu hĩnh. Và không phải tất cả những người làm trong lĩnh vực này đều là dân IT, kể cả những bạn ngoại tộc vẫn có thể trở thành một Web Developer chuyên nghiệp. Đây là một trong những ngành nghề phù hợp với bước tiến của công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại ngay nay.
Có thể hiểu Web Developer chính là lập trình viên Website, là người tạo ra những ứng dụng hay các chương trình chạy Web. Công việc của một Web Developer chủ yếu là sử dụng các logic Web trên server để tạo ra HTML, CSS và JavaScript để tạo ra các ứng dụng. Tuy nhiên, tùy theo trình độ của mỗi người sẽ có những cấp bậc khác nhau. Ở mỗi cấp bậc sẽ có những yêu cầu cơ bản từ thấp đến cao. Và bắt đầu trở thành Web Developer bao giờ cũng bằng việc lập trình và viết code đơn giản. Một Website muốn vận hành tốt cần có sự sáng tạo của một lập trình viên chuyên nghiệp.
Những kỹ năng cần thiết của một Web Developer
Kỹ năng Front-end
Front-end là vùng hiển thị để tương tác với người dùng trên trang Web. Có thể nói đây chính là phần “mặt tiền” của Web. Front-end càng đẹp, càng bắt mắt nhưng vẫn rõ ràng và tiện dụng thì càng thu hút được nhiều sự chú ý của người dùng. Để có thể hoàn thiện tốt kỹ năng này, Web Developer cần có khiếu thẩm mỹ tốt và thông thạo một số kiến thức về HTML/CSS/JavaScript, framework, thư viện nổi tiếng như jQuery, AngularJS, EmberJS và cả cách thiết kế giao diện chuẩn responsive…
Web Developer và những kiến thức cần phải tích lũy
Kỹ năng Back – end
Khác với Front – end, Back – end là phần bên trong của Website. Bộ phận này đảm nhiệm vai trò vận hành Web một cách trơn tru, mượt mà. Để có thể trở thành một Back – end Developer cần thông thạo các ngôn ngữ serve-side để viết phần back-end như Java, Python, Ruby, C#…, kiến thức liên quan đến cơ sở dữ liệu database SQL như MySQL, MS SQL Server…
Kỹ năng phân tích thiết kế
Hầu như tất cả các Web Developer đều thông thạo hai kỹ năng trên. Điều này vô cùng hữu dụng bởi lập trình viên cần nắm vững phương thức hoạt động của một trang Web toàn diện. Bên cạnh các kỹ năng cứng trên, Web Developer cần bồi đắp thêm một số kỹ năng mềm như giao tiếp, trao đổi vấn đề với khách hàng…
Không chỉ có khả năng lên ý tưởng cho trang Web mà quan trọng hơn, lập trình viên cần có kỹ năng trình bày, giải thích ý tưởng của mình trước đối tác. Đồng thời biết lắng nghe, thấu hiểu ý kiến của khách hàng. Các kỹ năng mềm mày là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công lâu dài trong quá trình hợp tác.
7 kiến thức chung một Web Developer cần biết
– Git: đây là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ biến nhất hiện nay. Nhờ vào hệ thống này, các Web Developer có thể dễ dàng quản lý code hơn và đồng thời giúp tăng hiệu quả của việc làm nhóm. Git cũng là một phần kiến thức cơ bản nhất một lập trình viên Web cần biết.
– SSH: cụm từ viết tắt của Secure Shell là một phương thức mạng được dùng trong việc tương tác giữa máy chủ với máy khách truy cập. SSH cho phép người dùng có thể chỉnh sửa server từ xa thông qua hệ thống Internet. Và đây cũng là một trong những kiến thức cơ bản bắt đầu con đường Web Developer.
– HTTP và HTTPS: phần này là kiến thức bắt buộc một lập trình viên Web cần biết. Bởi HTTP là phương thức cốt lõi cũng là xương sống của một Website. Nếu không có kiến thức về vấn đề này sẽ khó có thể trở thành một Web Developer chuyên nghiệp.
– Dòng lệnh Linux: dòng lệnh này vô cùng quan trọng đối với những người có niềm đam mê phát triển Web. Nếu muốn nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng của một Web Developer, hãy dành nhiều thời gian để nghiên cứu về lệnh này.
– Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: các cấu trúc dữ liệu và giải thuật giúp ích rất nhiều trong việc viết code cũng như tạo lập ứng dụng Web. Càng nắm vững về cấu trúc dữ liệu càng có thể nâng cao trình độ nhanh chóng.
– Mã hóa ký tự: kiến thức này đặc biệt cần thiết cho những Web Developer tạo ứng dụng Web trên quy mô toàn cầu. Mã hóa ký tự cho phép dữ liệu hiển thị bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
– GifHub: đây là một dịch vụ lưu trữ trên Web dành cho những dự án kiểm soát Gif Revision. Và đây cũng là kiến thức bắt buộc cần biết của một Web Developer.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi web developer làm những gì? Lộ trình nghề nghiệp ra sao? Để có thể trở thành một Web Developer đòi hỏi người lập trình cần tích lũy nhiều kinh nghiệm và trang bị đa dạng kiến thức. Hy vọng bài viết có thể mang đến cho những bạn Web Developer những thông tin hữu ích.